Có nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời

Có nên lắp điện năng lượng mặt trời ? Các trường hợp đạt hiệu quả cao khi sử dụng điện mặt trời

Có nên lắp điện năng lượng mặt trời không ? đó là câu hỏi rất nhiều người quan tâm. Lợi ích và tiềm năng của điện mặt trời tại VN là rất lớn. Có nhiều những quan điểm trái chiều về vấn đề có nên lắp điện năng lượng mặt trời hay không? Một số cho rằng rất nên lắp đặt và phổ cập điện năng lượng mặt trời. Một số khẳng định không phù hợp hoặc cho rằng nên sử dụng nhưng cần đợi thêm. Vậy đâu là nguyên nhân cho những quan điểm trái chiều như vậy? Và liệu có nên lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời?

Điện năng lượng mặt trời là gì?

Điện năng lượng mặt trời là một phát minh của con người. Người ta sử dụng hiệu ứng quang điện của vật liệu bán dẫn để biến đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng. Nguồn điện này có thể sử dụng cho các thiết bị điện trong gia đình hoặc một số các thiết bị điện mặt trời di động. Điện mặt trời có ứng dụng rất lớn trong cuộc sống hàng ngày, khoa học nghiên cứu và ngành hàng không vũ trụ.

Tại sao nên sử dụng điện năng lượng mặt trời?

Điện năng lượng mặt trời đang ngày càng phổ cập trong cuộc sống và sản xuất hiện nay. Lắp điện mặt trời mang lại rất nhiều lợi ích tích cực về kinh tế, môi trường, thẩm mỹ…

Giá trị về kinh tế

“Biến nắng thành vàng”. Quả thật như vậy, năng lượng mặt trời gần như vô tận. Lắp điện mặt trời sẽ tạo ra một trạm phát điện chạy miễn phí trong vòng 20 – 30 năm. Sử dụng điện mặt trời giúp chúng ta giảm phụ thuộc vào điện lưới. Từ đó giảm hóa đơn tiền điện tiêu thụ của các hộ gia đình, văn phòng, nhà máy, nhà xưởng…

Với thời gian thu hồi vốn trung bình đạt khoảng 5 năm hồi vốn. (tùy mức đầu tư ban đầu và khu vực vùng miền). Thời gian sử dụng tối thiểu 20 năm, có thể nói lắp điện mặt trời là cực kỳ kinh tế. Đặc biệt với các hộ gia đình tiêu thụ điện nhiều vào ban ngày có thể dùng để cắt đơn giá bậc thang cuối cùng thì sẽ càng hiệu quả hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, việc đầu tư điện mặt trời cũng giống như gia đình đang trang bị cho mình một phần bảo hiểm cho vấn đề giá điện tăng hàng năm. Theo thống kê giá điện của 10 năm gần đây trung bình mỗi năm giá điện tăng lên 10%. Trong bối cảnh kinh tế bão giá như hiện nay vấn đề tăng giá điện sẽ ngày càng khiến cho các gia đình trở lên khó khăn trong việc chi trả các hóa đơn sinh hoạt phí lớn hơn. Với việc đầu tư hệ thống điện mặt trời thì các gia đình hay cơ sở kinh doanh sản xuất hoàn toàn không quá phải lo lắng về vấn đề này.

Hơn thế nữa, với những chính sách ưu đãi của Chính Phủ trong thời gian qua đối với năng lượng sạch này đã khiến điện mặt trời trở thành một trong những ngành đầu tư “hot” nhất trong thời gian đã qua tại Việt Nam. Cụ thể về chính sách điện mặt trời không chỉ đầu tư để tự tiêu thụ, tiết kiệm điện mà còn có thể bán điện sinh lời. Từ 2017 đến nay Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành các cơ chế ưu đãi khi mua điện lại điện của các hộ gia đình và trang trại điện mặt trời với giá FIT 1: 9,35 cent/kwh và giá FIT 2: 8,38 cent/khh (hiện tại đang dự thảo tiếp tục ra giá FIT3 ) đã khiến cho điện mặt trời thực sự bùng nổ và phổ cập trong mọi lĩnh vực đời sống.

Thực tế đã chứng mình hiệu quả kinh tế qua quá trình phát triển điện mặt trời từ. Chỉ riềng trong năm 2020 đã có hơn 16,7 Gwp điện mặt trời đã được lắp đặt (tương đương với công suất của 2 thủy điện lớn: Sơn La + Hòa Bình) cùng hàng ngàn hệ thống điện mặt trời cho mái nhà dân đẫ được lắp đặt suốt 3 miền Bắc, Trung, Nam – theo số liệu được công bố trong quy hoạch điện VIII bộ Công Thương trình Chính Phủ tháng 02/2021

Tăng giá trị thẩm mỹ và bảo vệ mái công trình

Ngoài việc bảo vệ mái và chống nóng cho công trình. Lắp các tấm pin mặt trời trên mái sẽ làm công trình trông đẹp mắt và công nghệ hơn.

Lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho công trình không chỉ đẹp mắt mà khiến cho công trình trở lên rất hiện đại. Thực tế hiện nay hầu hết các kiến trúc sư và công ty thiết kế các công trình và nhà theo phong cách hiện đại đều thêm hệ thống điện năng lượng mặt trời trong thiết kế tăng tính thẩm mỹ cũng như giá trị của công trình.

Đặc biệt hơn, với tính chất hấp thụ bức xạ mặt trời của các tấm pin mặt trời khiến cho công trình phía dưới mát hơn (tác dụng tương đương chống nóng) và bảo vệ mái của công trình bền hơn.

Chi phí vận hành và bảo trì thấp

Hệ thống điện năng lượng mặt trời khi được lắp đặt lên sẽ chạy tự động 100% và gần như không cần người vận hành (trừ dự án đầu tư lớn vẫn cần người vận hành và điều độ theo yêu cầu nhưng số lượng ít). Chính vì thế chi phí về con người trong quá trình vận hành gần như không có. Chủ đầu tư hoàn toàn có thể kiểm soát được các thông số của hệ thống trên phần mềm trên điện thoại của mình.
Những chi phí chủ yếu trong quá trình vận hành và bảo trì của hệ thống điện năng lượng có thể kể đến:

  • Chi phí lau rửa tấm pin: trung bình khoảng 1 – 2 tháng 1 lần tùy thuộc điều kiện khu vực
  • Chi phí thay inverter: 01 lần trong vòng đời 20 năm của sản phẩm. Bộ inverter chiếm khoảng 10 – 15% suất đầu tư của cả hệ thống
  • Chi phí khác (nếu có): Chi phí thay phụ kiện, chi phí kỹ sư kiểm tra hệ thống…Tuy nhiên, tất cả những chi phí trên có thể nói là rất nhỏ trong suốt quá trình hoạt động của hệ thống.

Giá trị về môi trường

Có rất nhiều các ý kiến lo ngại về vấn đề môi trường sau khi các tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng sẽ bỏ đi đâu hay vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức trong quá trình sản xuất pin mặt trời này. Đó là những lo lắng rất có cơ sở thế nhưng khi nhìn lại một thực tế không thể phủ nhận điện năng lượng mặt trời là một trong những dạng năng lượng sạch nhất hiện nay.

Sử dụng điện mặt trời giúp làm giảm ô nhiễm
Sử dụng điện mặt trời giúp làm giảm ô nhiễm

Mức phát thải = 0 , không sử dụng bất kỳ nguyên liệu nào trong suốt quá trình hoạt động chính là những lý do hàng đầu về môi trường mà tất cả các nước trên thế giới đưa điện mặt trời vào danh mục hàng đầu khi khuyến khích phát triển năng lượng xanh.

Theo những báo cáo tính toán của viện năng lượng quốc gia cứ 1 kwh điện mặt trời sản xuất được đã giảm phát thải vào không khí khoảng 0.6612 kg CO2. Một con số cực kỳ ấn tượng khi mỗi năm con người cần tiêu thụ hàng tỷ kwh. Thực tế ngay cả vấn đề quan ngại nhất của người dân về việc pin năng lượng mặt trời khi hết hạn trên thế giới các nước phát triển cũng đã giải được bài toán khi có thể tái chế 85% cho đến 95% tấm pin năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng.

Tại Việt Nam trong một diễn đàn tổ chức vào tháng 04/2021 vừa qua do bộ công thương tổ chức. Với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành thậm chí còn đánh giá pin năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng chính là nguồn tài nguyên cần được khai thác.

Thi công lắp đặt nhanh gọn

Một trong những ưu điểm của rất lớn của hệ thống điên mặt trời chính là tốc độ triển khải cực nhanh. Yếu tố này dẫn đến có lợi về mặt thời gian dẫn đến ưu thế về tài chính cũng như giảm thiểu rủi ro trong một dự án đầu tư.

Đối với quy mô dự án trung bình khi triển khai đầu tư một hệ thống điện mặt trời khoảng 1Mw với tổng mức đầu tư: 15 – 20 tỷ (bao gồm cả đất và thủ tục) ta sẽ chỉ mất khoảng 2 – 3 tháng triển khai bao gồm: Khoảng 1 tháng xin giấy phép thủ tục đầu tư với các bộ sở ban ngành, 1 – 2 tháng thi công lắp đặt.

Yếu tố này dẫn đến lợi thế cũng như giảm thiểu rủi ro đi rất lớn cho các nhà đầu tư khi tiền đổ vào sẽ thu lại kết quả rất nhanh và an toàn nếu so với các hình thức đầu tư khác có thời gian đầu tư trải dài và thủ tục xin dự án lâu. Việc triển khai dự án đầu tư nhanh như vậy cũng sẽ giúp các nhà đầu tư có thể nhân rộng mô hình một cách nhanh chóng từ đó sẽ nở khối tài sản sở hữu lên nhanh hơn.

Đối với quy mô nhà dân vấn đề triển khai nhanh cũng là một yếu tố rất tích cực khi nhà dân chỉ cần 2 – 3 ngày cho một hệ thống có thể phát ngay điện cho gia đình sử dụng. Việc triển khai nhanh cũng sẽ giúp các hộ gia đình giảm sự phiền hà đi rất nhiều khi thi công lắp đặt một hệ thống sản phẩm nào đó trong gia đình.

Yếu tố quyết định có nên lắp điện năng lượng mặt trời

Có một số điều mà các nhà đầu tư hệ thống điện mặt trời cần ngiên cứu kỹ trước khi tiến hành. Đảm bảo cho hệ thống mình đầu tư đạt hiệu quả cao nhất và giảm thời gian thu hồi vốn đầu tư.

Chi phí đầu tư ban đầu

“Bỏ tiền chẵn, thu tiền lẻ” Có lẽ cũng là quan điểm không sai khi nói về việc đầu tư hệ thống điện mặt trời. Chi phí lắp đặt điện mặt trời trong 5 năm gần đây đã giảm đến gần 50%, tuy nhiên số tiền đầu tư ban đầu vẫn không nhỏ so với một gia đình hay doanh nghiệp khi bỏ ra là một vấn đề cần phải được tính toán hết sức kỹ lưỡng.

  • Đối với quy mô gia đình hiện này giá trị đầu tư sẽ rơi trung bình: 50 – 70 triệu/ hệ thống.
  • Đối với quy mô cho nhà xưởng công nghiệp từ 500kwp – 1 Mwp: Tổng mức đầu tư cũng có thể lên đến 5 -10 tỷ (điều kiện mái có sẵn không tính đầu tư đất xây dựng)

Chi phí đầu tư chính là rào cản lớn nhất để quyết định có nên lắp điện năng lượng mặt trời. Đã có rất nhiều chủ đầu tư tính toán đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính (vay vốn đầu tư). Nhưng rõ ràng đòn bẩy tài chính trong mọi lĩnh vực đều là con dao hai lưỡi. Vì vậy, khi đầu tư điện mặt trời cần đặt biệt tính toán đến tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính và lực tài chính cá nhân.

Hiện tại, có nhiều các ngân hàng tại Việt Nam đã tham gia vào việc cho vay điện mặt trời. Điển hình có thể kể đến như: HD Bank, MB Bank, BIDV, Viettinbank, Vietcombank…Điều này cho thấy rằng mặc dù rào cản là suất đầu tư ban đầu nhưng đây là mảnh đất cực kỳ màu mỡ cho các ngân hàng trong điều kiện kinh tế khó khăn do đại dịch. Ở quy mô nhỏ hơn điện mặt trời cho các hộ gia đình thì hiện đang được các ngân hàng này tung ra một số gói cho vay thí điểm mà điển hình nhất là gói cho vay từ HD Bank.

Yêu cầu cao về địa hình lắp đặt

Để lắp đặt được điện mặt trời đạt hiệu quả cao các chủ đầu tư cần mái lắp đặt “đẹp” bao gồm yếu tố như độ nghiêng, hướng nghiêng, độ chắc chắn, không bị đổ bóng…

Độ che chắn hoặc đổ bóng

Trên thực tế các mái để lắp đặt không phải mái lắp đặt nào cũng tốt đặc biết đối với khu vực thành thị, nhà cao thấp khác nhau bị che khuất rất nhiều nên vấn đề khảo sát lắp đặt cần được tính toán rất kỹ nếu không sẽ không thể đạt được hiệu quả về kinh tế như kỳ vọng và mang lại sự thất vọng cho chính các chủ nhà lắp. Nhà bị che bóng quá nhiều thực tế cũng không nên lắp đặt do hiệu quả kinh tế giảm quá sâu.

Độ chắc chắn của mái công trình

Hệ thống pin năng lượng mặt trời không phải quá nặng (khoảng 12kg/m2) nhưng có rất nhiều những mái công trình không thể đảm bảo đủ điều kiện theo thời gian dài như quá yếu, quá cũ, quá mọt, bị ăn mòn quá nhiều…. Để có thể đầu tư được điện mặt trời nhiều chủ đầu tư sẽ phải nâng cấp, gia cố mái và đây là chi phí không hề nhỏ khi tính toán và đòi hỏi vấn đề khảo sát tính toán thật sự kỹ lưỡng đảm bảo an toàn cho cả hệ thống điện mặt trời cũng như phần bên dưới của mái công trình.

Độ nghiêng quá lớn hoặc qúa nhỏ

Hướng nghiêng không tốt. Vấn đề này cũng rất quan trọng do không đảm bảo độ nghiêng và hướng nghiêng sẽ ảnh hưởng về hiệu quả kinh tế. Qua mô phỏng thử trên phần mềm và chạy thực tế các công trình đã lắp đặt, MAG Solar nhận thấy vấn đề này sẽ ảnh hưởng khoảng 10 – 15% hiệu quả kinh tế.

Hệ thống điện hòa lưới hoạt động tạo ra điện chủ yếu vào ban ngày

Điện mặt trời hoạt động khi có ánh nắng hoặc ánh sáng mặt trời vì vậy ban đêm hoặc khi trời mây đen mưa lớn gần như sẽ không có điện. Trước đây khi Chính Phủ cho phép mua bán điện theo giá FIT 1 và FIT 2 chủ nhà vẫn có thể đầu tư để bán điện lên được nhưng tại thời điểm này chưa có giá FIT3 khiến cho việc sản xuất ra điện nếu không tiêu thụ vào ban ngày thì sản lượng điện tạo ra sẽ bị mất không lên lưới điện quốc gia.

Mặc dù có một vài phương án để hạn chế nhược điểm này như dùng hệ thống lưu trữ nhưng các phương án này vẫn đang rất đắt đỏ và chưa thực sự ổn định nên tại thời điểm này điện mặt trời chỉ nên dành cho tiêu thụ trực tiếp vào ban ngày như: nhà máy, nhà xưởng, văn phòng, trang trại, hộ gia đình có mức tiêu thụ vào ban ngày. Các loại hình khác tiêu thụ nhiều vào ban đêm chỉ nên lắp đặt đến khi Chính Phủ tiếp tục ra cơ chế đấu nối lưới điện EVN,có giá mua bán.

Chính sách về điện mặt trời của nhà nước

Việc công nghệ lưu trữ có phát triển mạnh nhưng chưa đủ để phổ cập đưa vào hệ thống điện mặt trời. Việc giá thành cao, công nghệ tích hợp chưa ổn định đã khiến cho lắp đặt hệ thống điện mặt trời vẫn ít nhiều phải phụ thuộc cơ chế đấu nối từ Chính Phủ.

Mặc dù nhà nước ta rất ưu tiên phát triển năng lượng xanh. Tuy nhiên, phải căn cứ cực kỳ nhiều yếu tố vi mô đến vĩ mô để có thể ban hành chính sách khuyến khích phù hợp cho từng thời kỳ. Những yếu tố hàng đầu Chính Phủ cần cân nhắc như:

  • Vấn đề tăng trưởng phụ tải
  • Yếu tố môi trường
  • Khả năng tích hợp nguồn điện mặt trời vào hệ thống của EVN…

Để đưa ra được chính sách phù hợp là bài toán không hề đơn giản với Chính Phủ. Mỗi lần đưa ra chính sách sẽ mất rất nhiều thời gian để khảo sát đánh giá ước lượng. Chính vì thế, sẽ tạo ra khoảng thời gian trống về chính sách và việc liền mạch là rất khó.

Như vậy, với những yếu tố đã nêu trên về lợi ích cũng như khó khăn và yêu cầu đặc thù. Thực sự điện năng lượng mặt trời là một tiện ích cực kỳ đáng để đầu tư nhưng có lẽ sẽ cần phải cân nhắc cực kỳ kỹ lưỡng để phù hợp với từng người, từng hoàn cảnh, từng quan điểm đầu tư. Có nên lắp điện năng lượng mặt trời không phụ thuộc vào giá trị mang lại.

Khi nào nên lắp điện năng lượng mặt trời?

Bất kỳ sản phẩm hay tiện ích nào trong cuộc sống cũng có hai mặt. Hệ thống điện năng lượng mặt trời cũng không phải ngoại lệ. Mỗi người đều có quan điểm riêng về sản phẩm, về vấn đề đầu tư. Điều kiện hoàn cảnh và kinh tế cũng như điều kiện về sử dụng điện khác nhau. Do vậy, vấn đề có nên lắp đặt điện mặt trời hay không cũng sẽ có nhưng quan điểm khác nhau.

Với những ưu nhược điểm hệ thống điện năng lượng mặt trời như phân tích ở trên. Hiện tại những gia đình, đơn vị tổ chức đáp ứng một số điều kiện sau đây có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

  • Tiêu thụ điện ban ngày nhiều hoặc một phần
  • Có diện tích mái sẵn có tốt, vị trí có cường độ bực xạ tốt càng đáng để đầu tư…

Một số trường hợp lắp điện mặt trời đạt hiệu quả cao

Nhà máy, nhà xưởng sản xuất, trang trại nông nghiệp:

Đặc thù hoạt động sản xuất chủ yếu vào ban ngày. Lượng điện tiêu thụ lớn, diện tích mái lắp đặt nhiều và chắc chắn.

Văn phòng làm việc:

Tiêu thụ 80 – 90% lượng điện vào ban ngày. Công suất tiêu thụ lớn và đặc biệt giá mua điện EVN rất cao.

Hộ gia đình có tiêu thụ điện nhiều vào ban ngày:

Các gia đình thường có chi phí từ 1 triệu tiền điện trở lên nên lắp điện mặt trời. Công suất hệ thống theo tỷ lệ dùng điện ban ngày để cắt giảm đơn giá cuối cùng trên hóa đơn tiền điện.

Các cơ sở kinh doanh khác dùng nhiều điện ban ngày:

Nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, Phòng khám, bệnh viện, trường học… Hoàn toàn thích hợp để đầu tư với quy mô toàn bộ hoặc một phần sử dụng điện mặt trời.

Với các nhà đầu tư điện mặt trời hiện vẫn còn đang chờ đợi cơ chế giá FIT 3 của Chính Phủ có phù hợp để nhà đâu tư tiếp tục đẩy mạnh hay không? Năm 2020, nhiều nhà đầu tư đã thành công về điện mặt trời với chính sách giá FIT 1 và FIT 2. Tuy nhiên trong điều kiện đã thừa nguồn, thiếu phụ tải và hệ thống điện của EVN hiện nay chưa tích hợp tốt điện năng lượng mặt trời sẽ rất khó nói trước được cơ chế giá FIT 3.

Hi vọng qua bài phân tích trên đây các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “có nên lắp điện năng lượng mặt trời hay không?”. Để được tư vấn và tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng cũng như giá cả của hệ thống. Các bạn có thể liên hệ trực tiếp cho MAG theo số Hotline – 0899 522 346.

1 thought on “Có nên lắp điện năng lượng mặt trời ? Các trường hợp đạt hiệu quả cao khi sử dụng điện mặt trời”

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *